Sơn Epoxy gốc dầu là gì? Đặc điểm và tính ưu việt

Sơn Epoxy gốc dầu là gì?

Sơn epoxy gốc dầu là loại sơn có dung môi dạng dầu, Loại sơn này có ưu điểm là khả năng bám dính cao hơn so với loại sơn epoxy gốc nước. Nó được đánh giá cao về chất lượng và ứng dụng nhiều trong sơn sàn nhà xưởng. Tuy nhiên chúng cũng có mùi hôi hơn nên gây khó chịu cho người thi công.

Sơn epoxy gốc dầu cũng là loại sơn epoxy 2 thành phần nên việc trộn thành phần A và thành phần B với nhau cũng cần đúng theo tỷ lệ thì chúng mới có thể đóng rắn được. Loại sơn epoxy gốc dầu này cũng có giá thành thấp hơn so với loại sơn epoxy gốc nước.

Cần lưu ý loại sơn này là khả năng bắt lửa nhanh nên khi bảo quản và khuấy trộn cũng cần chú ý tránh lửa. Sơn epoxy hệ dầu được sản xuất hạn chế tối đa tiêu chuẩn VOCs xuống mức thấp nhất nên sẽ ít ảnh hưởng hơn tới sức khỏe con người và môi trường.

Hiện nay có nhiều hãng sơn nổi tiếng sản xuất như: KCC,APT, Joton.…Và loại sơn này thường được ứng dụng cho sơn sàn nhà xưởng sản xuất, sơn sàn gara ô tô, tầng hầm, bãi đậu xe, sơn sân tennis, cầu lông, sơn xưởng hóa chất, thực phẩm, dược, cơ khí.…

Ưu điểm sơn epoxy gốc dầu

Sơn epoxy gốc dầu được nghiên cứu từ hoạt chất epoxy gốc nhựa không chứa nhóm este với khả năng bám dính và kháng nước tuyệt vời. Cùng với cấu tạo phân tử với 2 vòng benzen vững chắc rất bền với nhiệt, khó bị bẻ gãy, nên hợp chất epoxy có tính chịu nhiệt cao, cứng và rất bền, dẻo dai.

Với những ưu điểm cụ thể dưới đây:

Chống bụi: Bề mặt sơn epoxy bóng rất dễ lau chùi và không phát sinh bụi do ma sát cơ học hay do hóa chất gây ra. Vì vậy mà sơn epoxy gốc dầu được ứng dụng nhiều trong thi công sơn sàn nhà xưởng, gara oto,.…

Tính thẩm mỹ: Với nhiều màu sắc đa dạng làm cho công trình của bạn bắt mắt ngay cái nhìn đầu tiên, màu sắc đa dạng cũng là một điểm mạnh giúp quý khách có thể phân khu vực khác nhau với những màu quy định riêng về hành lang, lối thoát hiểm, khu vực cấm, khu vực làm việc,…. Bề mặt sơn bóng, sáng giúp tiết kiệm một phần điện năng và dễ dàng lau chùi bằng các dụng cụ vệ sinh thông thường.

Chịu tải trọng: Lớp sơn epoxy bề mặt chỉ dày khoảng 0,3mm nhưng khả năng chịu độ mài mòn tốt, chịu tải trọng với xe nâng, xe tải lên tới 3 tấn mà không gây ra sụt lún hay nứt gãy bề mặt.

Đa dạng về chủng loại: Sơn epoxy có rất nhiều loại khác nhau không chỉ bảo vệ tốt mặt sàn mà còn đáp ứng các yêu cầu khác như: sơn epoxy chống thấm, chống trơn trượt, kháng hóa chất.

Nhược điểm sơn epoxy gốc dầu

Dưới đây là các nhược điểm của sơn Epoxy gốc dầu.

Không thể thi công trong môi trường có độ ẩm quá cao. Để sơn đạt chất lượng tốt nhất trong thi công thì:

– Độ ẩm sàn bê tông <5%.

– Độ ẩm trong không khí tối đa là 80%.

– Bê tông sau thi công đạt tối thiểu 28 ngày.

– Nhiệt độ thấp nhất đạt ngưỡng 11°C

– Nhiệt độ thi công tối đa không quá 39°C.

– Độ điểm sương tối thiểu trên bề mặt sàn bê tông  là 3°C.

Dễ bắt lửa nên trong khi khuấy trộn bảo quản cần tránh xa khu vực có lửa.

Công ty CP thương mại và dịch vụ Nhà Cộng nhận thi công trọn gói sơn nền epoxy nhà xưởng, các công trình sân thể thao, bãi đỗ xe tại Hưng Yên. Đội ngũ thợ thi công chuyên nghiệp, máy móc thiết bị hiện đại, cam kết chất lượng tốt nhất. Bảo hành dài hạn.